Làm sao để hết đau lưng khi mang thai?

Đau lưng khi mang thai là điều ai cũng biết. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trọng lượng cơ thể tăng lên cùng với sự phát triển của thai nhi và những thay đổi về nội tiết tố bên trong cơ thể bạn, làm cho khung xương chậu bị giãn ra sẽ gây ra đau mỏi lưng. Nguy hiểm hơn còn có những người bị bệnh thoát vị đĩa đệm.

Bệnh đau lưng ở phụ nữ mang thai gần như là điều hiển nhiên và khó tránh khỏi. Bệnh thường phổ biến với 2 loại sau:

– Đau thắt lưng ở vùng các đốt xương sống ở phần dưới lưng. Khi đó, bạn sẽ nhận thấy những biểu hiện như đau thắt ở vùng xung quanh cột sống, gần phần eo, cũng có thể thấy cơn đau lan xuống chân. Ngay cả khi đứng lên ngồi xuống cũng cam thấy khó khăn, chưa kể là khi mang vác một vật gì đó nặng.

– Đau vùng xương chậu: các biểu hiện đau nằm thấp hơn so với đau lưng ở phần xương sống ngang thắt lưng. Đó là khi bạn cảm thấy đau ở mông, hai bên đùi gây khó khăn cho việc đi lại. Đó là lý tại sao khi mang thai, chị em thường bị hạn chế và không muốn leo cầu thang bộ hoặc thường chỉ muốn ngồi một chỗ. So với đau lưng ở vùng thắt lưng thì hiện tượng đau ở vùng chậu phức tạp và nặng nề hơn nhiều.

Cách để giảm đau lưng khi mang thai

Đau lưng ở phụ nữ mang thai là hiện tượng thường gặp, không lạ và cũng không khó khăn để khắc phục. Chỉ cần tạo hoặc loại bỏ một số thói quen có lợi cho xương khớp và tư thế lưng là có thể nhanh chóng khắc phục được tình trạng này. Theo đó, các bà bầu cần lưu ý:

Làm sao để hết đau lưng khi mang thai?
Làm sao để hết đau lưng khi mang thai?


– Khi mang thai, nhất là khi có những biểu hiện đau lưng, các bạn không nên đi trên những đôi giày cao gót mà thay vào đó, bạn nên đi những đôi giày bệt, đế thấp hoặc có độ cao vừa phải. Việc này sẽ giúp bạn ngăn ngừa và giảm bớt bị đau lưng, chân. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế việc khuân vác đồ nặng. Mỗi khi phải dịch chuyển đồ vật gì nặng thì tốt nhất nên nhờ ai đó làm giúp.

– Khi ngủ, bạn nên nằm trên một tấm nệm cứng, phẳng. Tư thế tốt nhất để phòng và giảm bớt đau lưng là nằm nghiêng, kẹp hai chân và một cái gối. Khi ngồi, bạn cần để một vật như nệm ghế mềm phía sau lưng để tránh bị đau.

– Thường xuyên nhờ người thân, chồng xoa bóp phần lưng dưới để giảm đau.

– Kiểm soát cân nặng khi mang thai. Điều này tương đối khó khăn vì bạn cần phải bổ sung chất dinh dưỡng không chỉ cho bản thân mà còn cho sự phát triển của cả thai kỳ và em bé. Tuy nhiên, cũng cần chú ý cân bằng chế độ dinh dưỡng vừa đủ, tránh bị thừa cân không cần thiết sẽ dễ gây đau lưng.

– Khi đứng phải giữ lưng thẳng để tránh mỏi lưng, ngồi thẳng theo lưng ghế, nên tập tư thế ngồi xếp bằng thẳng lưng và cuối cùng là không nên mang các loại giày cao gót.

– Thường xuyên luyện tập các các bài thể dục nhẹ (đi bộ, thể dục tay không, yoga,…) một cách thường xuyên.

Bên cạnh đó, các bà bầu cũng cần chú ý tới chế độ nghỉ ngơi hợp lý để tốt cho sức khỏe và phòng bệnh đau lưng. Khi thấy có những triệu chứng gì thì có thể khắc phục bằng một số biện pháp trên. Trường hợp sau khi đã thực hiện mà bệnh không dứt hoặc tình trạng bệnh ở mức nặng hơn thì nên đi khám ngay để được bác sĩ kiểm tra và hướng dẫn cách khắc phục.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tìm hiểu viêm cơ thang là gì?

Hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp cổ tay như thế nào ?

Hội chứng chân không nghỉ thứ phát