Hội chứng chân không nghỉ thứ phát

Hội chứng chân không nghỉ thứ phát thường phát triển đột ngột và có thể trở nên nghiêm trọng chỉ trong vòng 1 ngày. Nó thường xuất hiện ở bệnh nhân trên 40 tuổi, phần lớn có liên quan đến việc sử dụng một số loại thuốc. Đó là: thuốc chống co giật, chống trầm cảm, thuốc ngừa loạn tâm thần, thuốc an thần.


Dù nguyên nhân vẫn chưa được làm rõ nhưng các nhà khoa học đã nhận diện được một số yếu tố nguy hiểm liên quan đến hội chứng chân không nghỉ nguyên phát. Chẳng hạn như:

Khoảng 25 - 75% trường hợp hội chứng chân không nghỉ nguyên phát có yếu tố di truyền. Đối với các trường hợp này, bệnh có khuynh hướng phát triển sớm nhưng tiến triển chậm hơn so với những trường hợp còn lại.

Sự mệt mỏi tinh thần và thể chất có thể làm bệnh diễn biến xấu đi. Hội chứng cũng gặp ở người mắc bệnh Parkinson, giảm hoặc tăng năng tuyến giáp, đau cơ và khớp, từng phẫu thuật dạ dày...

Khoảng 40% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này, nhưng các triệu chứng thường biến mất vài tuần sau khi sinh.

Những người thiếu máu và mắc bệnh thần kinh cũng có nguy cơ phát triển hội chứng chân không nghỉ thứ phát.



Ngoài rượu, caffeine, thuốc lá, các nguyên nhân thứ phát khác bao gồm: thiếu ma-giê, vitamin B12...

Với những trường hợp nhẹ, các triệu chứng có thể được cải thiện phần nào khi người bệnh thường xuyên vận động tay, chân như đi lại, duỗi chân...

Còn trong những trường hợp nghiêm trọng khó có cơ hội phục hồi.

Trong số các trường hợp bị hội chứng chân không nghỉ, có thể có những trường hợp liên quan đến di truyền vì người ta nhận thấy khoảng 60% bệnh nhân có người thân đã bị bệnh tương tự.

Có nhiều yếu tố có thể gây ra hội chứng chân không nghỉ hoặc làm cho tình trạng này nặng thêm là:


- Mắc các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, suy thận mạn, tình trạng thiếu chất sắt...

- Sử dụng lâu ngày một số loại thuốc như thuốc chống ói, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc chữa sổ mũi (có chứa chất kháng histamine), thuốc ức chế calci (khi điều trị cao huyết áp), thuốc steroid…

- Đang trong thai kỳ, nhất là trong 3 tháng cuối. Thông thường các triệu chứng của hội chứng chân không nghỉ sẽ mất đi trong vòng 1 tháng sau khi sinh nở.

- Lạm dụng rượu bia.

Nếu nghi ngờ mình mắc hội chứng chân không nghỉ, bạn nên đến bác sĩ chuyên về bệnh lý giấc ngủ để được làm chẩn đoán và điều trị sớm. Bác sĩ sẽ hỏi kỹ về các triệu chứng, các thuốc bạn đang uống, tiền sử gia đình, khám tổng quát, làm một số xét nghiệm máu và đo đa ký giấc ngủ của bạn.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tìm hiểu viêm cơ thang là gì?

Hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp cổ tay như thế nào ?