Bệnh loãng xương ở dân văn phòng

Thống kê cho thấy từ 50 tuổi trở lên 50% nữ và 20% bị gãy xương dù chỉ va chạm nhẹ do căn bệnh này gây ra. Gãy xương là hậu quả nặng nề có thể xảy ra đối với người bệnh loãng xương. Người bị loãng xương có thể gãy xương dù chỉ va chạm nhẹ, thậm chí chỉ vì một cơn hắt hơi.

Loãng xương là bệnh diễn ra âm thầm, không có dấu hiệu rõ ràng cho khi bệnh đến giai đoạn nặng người bệnh mới phát hiện được. Người bị loãng xương thường có cảm giác đau đớn, nhức mỏi, có thể gãy xương, thậm chí là tử vong.

Nhóm đối tượng nữ làm việc văn phòng, ít vận động và ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên thiếu vitamin D làm quá trình hấp thu canxi xảy ra chậm, cơ thể thiếu canxi dẫn đến loãng xương.

Ở độ tuổi 25, nồng độ xương của con người sẽ đạt đỉnh, tình trạng này sẽ kéo dài trong 10 năm. Từ tuổi 35 trở đi, mật độ xương bắt đầu giảm dần, và quá trình này sẽ tăng lên theo thời gian. Những người trong độ tuổi từ 30 đến 50 là nhóm có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao. Nếu không phòng ngừa từ sớm thì sẽ mắc bệnh và có các hậu quả, biến chứng nặng nề.

Bệnh loãng xương ở dân văn phòng
Bệnh loãng xương ở dân văn phòng


Gãy xương thường xảy ra tại các vị trí chịu lực của cơ thể như cột sống, cổ xương đùi, xương cổ tay… 20% các trường hợp gãy cổ xương đùi sẽ tử vong trong vòng 6 tháng đầu, 15% người gãy xương sống tử vong sau 5 năm và 60% cần sự trợ giúp của y tá chăm sóc tại nhà bởi đây là các vị trí quan trọng, nguy hiểm nên người bệnh khó phục hồi. Chi phí để điều trị bệnh loãng xương rất cao do vừa chữa biến chứng của loãng xương vừa chữa bệnh loãng xương.

Vì vậy, những người làm việc văn phòng nên bổ sung canxi, vitamin D đầy đủ và đúng cách để phòng ngừa bệnh loãng xương. Theo các chuyên gia thì một phụ nữ trưởng thành cần 1.000 – 1.200 mg canxi và 400 IU vitamin D. Việc bổ sung các khoáng chất này là vô cùng cần thiết để tiết kiệm thời gian, tiền bạc, nhờ đó mà việc phòng loãng xương hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, dân văn phòng cần phải thường xuyên vận động trong giờ làm việc. Cứ 1 giờ ngồi thì cần phải đứng dậy vận động chân tay giúp máu lưu thông đều đặn và cơ bắp được thư giãn. Tập luyện thể dục thể thao như đi bộ, đạp xe, tập thể dục nhịp điệu, yoga để tăng cường sự cứng cáp, dẻo dai cho hệ xương khớp.

Ngoài ra, những người làm việc văn phòng cần phải đi khám bệnh định kỳ để phòng ngừa, sớm phát hiện bệnh và điều trị sớm, kịp thời.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tìm hiểu viêm cơ thang là gì?

Hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp cổ tay như thế nào ?

Hội chứng chân không nghỉ thứ phát